shopping basket0

Đồ Gỗ Đồng Kỵ

Đồ gỗ đồng kỵ

Năm 2013, thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với những thách thức, nhất là từ thị trường EU. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành nỗ lực để tăng trưởng mạnh hơn năm 2012.Theo Hiệp hội Gỗ và Mỹ nghệ TP HCM (Hawa), kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam năm 2012 đạt  4,67 tỉ USD, tăng hơn 19% so với năm 2011. Trong đó, thị trường Mỹ tăng 24,4%, Trung Quốc 14,3%, Nhật Bản 12,5%.

Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới, thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ.

Về thị trường, Mỹ, Nhật Bản,và Liên minh châu Âu (EU) là 3 thị trường dẫn đầu về tiêu thụ sản phẩm gỗ Việt Nam, chiếm gần 80% xuất khẩu cả nước. Trong đó, thị trường Mỹ chiếm hơn 40%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm khoảng 10%.

Dự báo trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ sẽ tăng 18%, Nhật Bản 11-12%, Trung Quốc 15% và EU 8-10% so với năm 2012.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hawa đánh giá thị trường Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của đồ gỗ Việt Nam. Hiện một số doanh nghiệp đã nhận được đơn hàng đến giữa năm từ các đối tác Mỹ.

Tuy nhiên thị trường truyền thống EU sẽ suy giảm, thậm chí có thể tăng trưởng âm. Nguyên nhân là kể từ tháng 3/2013, EU áp dụng “quy định về trách nhiệm giải trình” đối với đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường này. Theo đó, các doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ. Bất kỳ lô hàng gỗ/sản phẩm gỗ nào mà doanh nghiệp nhập khẩu mua phải được sản xuất theo quy định hiện hành của luật pháp tại quốc gia khai thác gỗ và theo quy chế của EU về gỗ.

Thách thức tiếp theo là năng lực của doanh nghiệp. Theo Hiệp hội Công nghiệp đồ gỗ ASEAN, mặc dù Việt Nam đang dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ ở Đông Nam Á nhưng phần lớn tập trung sản xuất theo các đơn đặt hàng từ nước ngoài, thiết kế sản phẩm và phân phối đều phụ thuộc khách hàng. Điều này khiến sức cạnh tranh của doanh nghiệp không cao.

Tag: ,

Các tin liên quan

Sang trọng - Giá trị - Lịch sử - Phong cách truyền thống